Phòng Kiến tạo và Địa mạo

63

Phòng Kiến tạo và phòng Địa mạo – Trầm tích được thành lập từ năm 1965; đến năm 2004, hai phòng này sát nhập thành phòng Kiến tạo và Địa mạo. Qua 50 năm trưởng thành và phấn đấu, phòng đã đạt nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp nghiên cứu về các lĩnh vực: Kiến tạo, địa mạo, trầm tích Đệ tứ, địa chất karst và di sản địa chất. Phòng có năng lực nghiên cứu trong các lĩnh vực: địa động lực, trường ứng suất và cấu tạo nhỏ, địa chất – địa mạo – thủy văn và hang động karst, trầm tích Đệ tứ, công viên địa chất, ô nhiễm nước và khan hiếm nước, sập sụt karst, tai biến địa chất v.v.

Tính đến nay, các cán bộ và viên chức của Phòng Kiến tạo – Địa mạo đã chủ trì và tham gia hơn 100 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, nghị định thư, cấp Bộ, cấp cơ sở v.v. cùng nhiều hợp đồng nghiên cứu khoa học với các địa phương. Từ kết quả của những đề tài nghiên cứu này, 15 bài báo ở các tạp chí chuyên ngành Quốc tế, 63 bài báo ở các tạp chí chuyên ngành trong nước và 56 bài trong các tuyển tập báo cáo của các Hội nghị, Hội thảo Quốc tế và trong nước v.v. đã được công bố. Đồng thời Phòng cũng đã xuất bản 07 công trình và tham gia 05 bài viết trong 05 công trình được xuất bản trong các sách liên quan đến các nghiên cứu của Phòng, của Viện và của ngành Địa chất. Phòng đã tham gia 10 Hội thảo Quốc tế, hơn 30 Hội thảo trong nước. Nổi bật nhất là năm 2004 và 2011, Phòng đã tham gia Hội thảo Quốc tế về Nghiên cứu liên ngành trong việc phát triển và bảo vệ các vùng karst tại Hà Nội (Trans-karst) và Hội thảo Quốc tế về Công viên Địa chất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ hai (APZN2). 02 tuyển tập về các bài báo tham gia 02 Hội thảo đã được công bố. Liên tục từ năm 2004 đến nay, Phòng cũng đã tham gia các Hội nghị, Hội thảo Quốc tế về: thành lập Công viên đá Đồng Văn tại Đồng Văn, Hà Giang, Địa chất karst, Công viên Địa chất khu vực Đông Nam Á, tai biến Địa chất, di sản Thiên nhiên thế giới, hang động, công nghệ thác nước bền vững vùng karst, cấu trúc địa chất cất giữ CO2, đứt gãy hoạt động v.v. .

Hiện nay, Phòng có 10 viên chức, trong đó có, 05 thạc sỹ, 05 kỹ sư và cử nhân. Đội ngũ nghiên cứu của phòng có kinh nghiệm nhiều năm trong nghiên cứu về cấu trúc – kiến tạo, địa mạo – tân kiến tạo – trầm tích Đệ tứ, đất – nước – hang động karst và công viên địa chất – di sản thiên nhiên. Phòng cũng được trang bị hiện đại như: các thiết bị khảo sát hang động, quan trắc thủy văn karst, kính phân tích ảnh hàng không v.v. để phục vụ công tác nghiên cứu.

Thành tựu Khoa học:

– Huy chương vàng tại hội chợ triển lãm Kinh tế – Kỹ thuật Việt nam năm 1985 cho công trình thành lập bản đồ địa chất Việt Nam phần Miền Bắc.

– Danh hiệu Phòng Lao động Xã hội Chủ nghĩa 05 năm liền.

– Bằng khen Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số: 44.01.03.11 tiêu đề: Bản đồ Kiến tạo Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000 năm 1986

– Bằng khen Phòng Nghiên cứu Kiến tạo Địa Mạo đã hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong năm 2005

Trong những năm tiếp theo, phòng sẽ định hướng nghiên cứu về: vi cấu tạo, biến dạng, trầm tích hang động và cổ khí hậu, chỉ số địa mạo – kiến tạo, đứt gãy hoạt động, di sản địa chất v.v.

 

Chức năng

Tổ chức thực hiện và quản lý chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản về Kiến tạo, Địa mạo, địa chất Đệ tứ, địa chất Karst, Di sản địa chất và Công viên địa chất.

Nhiệm vụ và Quyền hạn

1. Tư vấn, tham gia và xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, qui trình, qui phạm kỹ thuật nghiên cứu cơ bản về Kiến tạo, Địa mạo, địa chất Đệ tứ, địa chất Karst, Di sản địa chất và Công viên địa chất.

2. Đề xuất, xây dựng, tổ chức, hợp tác thực hiện, tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu thuộc chuyên ngành Kiến tạo, Địa mạo, địa chất Đệ tứ, địa chất Karst, Di sản địa chất và Công viên địa chất.

3. Phân tích, giải đoán viễn thám, phân tích các loại mẫu thạch học – kiến tạo phục vụ nghiên cứu cấu trúc – kiến tạo, địa mạo.

4. Tham gia đào tạo Sau đại học, đào tạo nâng cao về Kiến tạo, Địa mạo, địa chất Đệ tứ, địa chất Karst, Di sản địa chất và Công viên địa chất.

5. Cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

6. Quản lý tổ chức, vị trí việc làm, viên chức và người lao động; tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo quy định của pháp luật và theo phân công của Viện trưởng.

7. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

 

Bài trướcPhòng Khoáng sản
Bài tiếp theoPhòng Thạch luận và Địa chất đồng vị