Phòng Cổ sinh và Địa tầng

220

Phòng Cổ sinh và Địa tầng được thành lập năm 1962 tại Đoàn Địa chất 20 – Tổng cục Địa chất. Đến năm 1965, Phòng được chuyển giao về Đoàn Nghiên cứu Địa chất 45 – tiền thân của Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản ngày nay.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ nghiên cứu của Phòng đã chủ trì thực hiện trên 30 đề tài khoa học cấp nhà nước và cấp ngành về địa tầng và cổ sinh. Công bố hàng trăm bài báo khoa học trên các tạp chí trong và ngoài nước, đặc biệt có 11 cuốn sách đã được xuất bản trong đó 2 cuốn “Hóa thạch đặc trưng miền Bắc Việt Nam” (1980) và “Hóa thạch đặc trưng miền Nam Việt Nam” (1984) được thưởng Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm thành tựu khoa học công nghệ Việt Nam năm 1986. Phòng được Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng Ba năm 1985 và nhiều bằng khen của Tổng cục Địa chất (1982, 1984), Hội đồng Bộ trưởng (1984), Bộ Công nghiệp nặng (1994), Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004).

Hiện tại Phòng Cổ sinh và Địa tầng là đơn vị duy nhất của ngành Địa chất nghiên cứu chuyên sâu về cổ sinh và địa tầng:

– Địa tầng Cambri – Ordovic – Silur và hóa thạch Acritarcha, Trilobita, Brachiopoda, Conodonta.

– Địa tầng Devon và hóa thạch Foraminifera, Stromatoporoidea, Tabulata, Rugosa, Bivalvia, Tentaculita, Brachiopoda, Crinoidea, Conodonta.

– Địa tầng Carbon – Permi và hóa thạch Foraminifera, Brachiopoda, Rugosa, Bivalvia, Crinoidea.

– Địa tầng Mesozoi và hóa thạch Thực vật, Foraminifera, Bivalvia, Ammonoidea

– Địa tầng Kainozoi và hóa thạch Thực vật, Bào tử Phấn hoa, Foraminifera, Diatomeae, Nannoplankton carbonat…

Định hướng nghiên cứu trong thời gian tới:

– Khôi phục và dự báo xu thế biến đổi khí hậu, cổ khí hậu trên cơ sở tài liệu cổ sinh và trầm tích.

– Xác định độ trưởng thành nhiệt của vật liệu hữu cơ bằng phương pháp phân tích chỉ số biến đổi màu hóa thạch Bào tử Phấn hoa, Foraminifera, Conodonta…

– Xác định khả năng chứa khí đá phiến trên cơ sở nghiên cứu các địa tầng chứa đá phiến sét.

– Nghiên cứu địa tầng phân tập các đá trầm tích trên toàn lãnh thổ nhằm làm sáng tỏ nguồn gốc, tiến hóa và kiến trúc bên trong của bồn trầm tích phục vụ công tác đo vẽ bản đồ, đối sánh địa chất và thăm dò dầu khí, than và các khoáng sản khác liên quan.

 Vị trí và chức năng

Phòng Cổ sinh và Địa tầng có chức năng tổ chức triển khai thực hiện và quản lý chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu về Cổ sinh và Địa tầng.

 Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Đề xuất, xây dựng, tổ chức, hợp tác thực hiện, tham gia thẩm định các đề tài, đề án, dự án nghiên cứu thuộc chuyên ngành Cổ sinh và Địa tầng.

2. Gia công, phân tích các loại mẫu cổ sinh phục vụ công tác nghiên cứu, điều tra về địa chất và khoáng sản với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài Viện.

3. Tư vấn và xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch nghiên cứu chuyên ngành Cổ sinh và Địa tầng. Nghiên cứu xây dựng các quy trình quy phạm kỹ thuật, đào tạo cán bộ chuyên sâu…, phục vụ cho yêu cầu phát triển của Viện và ngành Địa chất.

4. Tham gia cung cấp các dịch vụ khoa học, công nghệ về địa chất và khoáng sản; hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chuyên ngành với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

5. Tham gia đào tạo Sau đại học, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, hợp tác quốc tế về lĩnh vực Cổ sinh và Địa tầng.

6. Quản lý tổ chức, vị trí việc làm, viên chức và người lao động thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng và tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị theo phân công của Viện trưởng và quy định của pháp luật.

7. Thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Viện trưởng giao.

Lãnh đạo phòng đương nhiệm

ThS. Nguyễn Đức Phong

Trưởng phòng

Email: phongcs@yahoo.com

Ths. Nguyễn Thị Hồng Nhung

Phó Trưởng phòng

Email: nhungbokho@gmail.com

 

Bài trướcPhòng Thạch luận và Địa chất đồng vị
Bài tiếp theoPhòng Kế hoạch và Tài chính