Bản tin kinh tế địa chất – nguyên liệu khoáng Quý III

310

 

CUNG CẦU TITAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG QUẶNG TITAN Ở VIỆT NAM

Tóm tắt: Titan là một kim loại có giá trị và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trên thế giới khai thác titan lớn nhất là Australia và Cộng hoà Nam Phi, tiếp theo đó là Trung Quốc, sản lượng khai thác Titan của Việt nam cũng nằm trong top 5 các nước nước có sản lượng khai thác lớn. Trong lịch sử, giá quặng titan và các sản phẩm từ quặng titan trên thế giới đã có xu thế tăng và đạt đỉnh điểm năm 2012. Từ năm 2012 đến năm 2016 giá quặng Titan và các sản phẩm đều giảm sâu, tại thời điểm cuối năm 2012 giá quặng Titan giảm hơn 60% so với đầu năm. Bước sang năm 2017, giá Titan bắt đầu có xu hướng tăng trở lại. Ở Việt nam các khu vực giầu quặng về cơ bản đã khai thác chỉ còn những khu vực chồng lấn, khó khai thác và không hiệu quả kinh tế. Tài nguyên còn lại hầu hết là tài nguyên dự tính cấp 333 và tài nguyên 334a với hàm lượng và chất lượng quặng thấp. Phần titan trong tầng cát đỏ mới được đánh giá là có tiềm năng rất lớn xong chưa làm rõ đặc tính công nghệ trong khai thác, chế biến.

Mở đầu

Titan và các sản phẩm từ Titan là những vật liêu quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay với nhu cầu ngày càng phát triển Titan và các hợp kim từ Titan càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như: công nghiệp hàng không, vũ trụ, trong luyện kim, công nghiệp chế tạo máy, hóa chất, xây dựng,.. Trong tự nhiên, titan không tồn tại ở dạng tự sinh, mà chủ yếu tồn tại dưới dạng khoáng vật. Hiện nay đã có hơn 80 khoáng vật chứa titan được biết đến, tuy nhiên trong thiên nhiên phổ biến và có giá trị kinh tế lớn nhất là các khoáng vật ilmenit (FeTiO3), rutil (TiO2); thứ đến là anataz (TiO2), leucoxen (TiO2.nH2O), brookit (TiO2). Trong quặng chứa titan nói chung còn có nhiều khoáng vật có ích đi kèm khác, đặc biệt là zircon (ZrSiO4), monazit ((Ce,La,…)PO4).

Chính vì tầm quan trọng của Titan ngày càng lớn nên việc nắm bắt được được tình hình kinh tế và xu hướng của thị trường tian, sẽ làm cơ sở cho việc đánh giá giá trị kinh tế các mỏ titan đồng thời cũng là cơ sở cho việc hoạch định các chính sách, các chiến lược phát triển, đầu tư của các ngành, các nhà đầu tư sao cho có hiệu quả kinh tế cao nhất. “Cung cầu Titan trên thế giới và hiện trạng khai thác, chế biến, sử dụng quặng titan ở Việt Nam” được đưa ra nhằm cung cấp các thông tin kinh tế về sản lượng, nhu cầu, giá cả và xu hướng phát triển ngành công nghiệp titan trên thế giới đồng thời chỉ ra tiềm năng, triển vọng phát triển Titan của Việt Nam.

  1. Tình hình khai thác, chế biến sử dụng titan trên thế giới
  • Tình hình khai thác, chế biến Titan

+ Sản lượng khai thác titan trên thế giới: theo thống kê của Cục Địa chất Mỹ, sản lượng khai thác ilmenit trên thế giới quy ra TiO2 trung bình trong 05 năm trở lại đây khoảng trên 5 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác rutil quy ra TiO2 khoảng gần 500 nghìn tấn/năm. Các nước có sản lượng khai thác titan lớn nhất là Australia và Cộng hoà Nam Phi.

Năm 2015, Mỹ đã sản xuất 1,16 triệu tấn bột TiO2, giảm 8% so với năm 2014. Do nhu cầu thế giới giảm và do hàng tồn đọng nên Mỹ đã đóng cửa nhà máy ở Delaware và dừng hoạt động 2 dây chuyền sản xuất tại Mississippi và Tennessee.

Tại Trung Quốc, nhiều nhà máy với công suất trên 280 nghìn tấn/năm đã bị đóng cửa do hàng tồn đọng và vấn đề môi trường bị ảnh hưởng quá lớn.

Ở Mexico, một nhà máy lớn đang được nâng cấp lên công nghệ chlorua, công trình này hoàn thành sẽ nâng công suất nhà máy lên 200 nghìn tấn/năm.

Bảng 1: Sản lượng khai thác quặng titan trên thế giới

Quốc gia Sản lượng (nghìn tấn)
2010 2011 2012 2013 2014 2015
ILMENIT
Australia 991 960 940 960 720 720
Brazil 45 45 45 100 100 100
Canada 754 750 750 770 480 360
China 550 660 960 1.020 960 900
India 540 330 340 340 190 210
Kenya 100 430
Madagascar 172 280 380 264 300 240
Mozambique 407 380 350 430 510 450
Norway 300 360 360 498 440 420
Russia 110 100
Senegal 60 230
South Africa 952 1.110 1.100 1.190 600 480
Sri Lanka 32 31 32 32
Ukraine 300 300 360 150 250 240
United States (gồm ilmenit) 200 300 300 200 100 100
Việt Nam (gồm rutin) 485 550 510 720 560 540
Các nước khác 37 40 74 60 90 90
 Tổng Ilmenit 5.765 6.096 6.501 6.534 5.570 5.610
RUTIN
 Australia 361 440 410 423 190 144
 Brazil 3 3 2
 India 24 24 24 24 17 18
 Kenya 5 8 22 65
 Madagascar 14 9 9
 Mozambique 4 6 7
 Sierra Leone 65 64 89 81 100 110
 South Africa 145 122 120 59 53 55
 Sri Lanka 2
 Ukraine 57 56 56 50 63 63
 Các nước khác 18 24 8 17 19
Tổng Rutin 666 733 732 667 471 483
TỔNG (ilmenit + rutin) 6.431 6.829 7.233 7.201 6.041 6.093

Nguồn:U.S. Geological Survey

+ Các sản phẩm của quặng titan: trong tự nhiên, titan thường được thành tạo cùng các khoáng sản khác như sắt, đất hiếm, kim loại hiếm v.v. (trong các mỏ rock deposits) và cùng zircon, monasit, … (trong các mỏ sand deposits). Vì vậy, các mỏ khoáng chứa titan thường là các mỏ tổng hợp; theo đó có nhiều dạng sản phẩm được tạo ra trong khai thác, chế biến chúng. Trên thị trường nguyên liệu khoáng thế giới hiện nay có 3 nhóm sản phẩm chính thu hồi được từ mỏ titan tổng hợp đó là:

– Các chủng loại tinh quặng hàng hoá ilmenit, rutil và các sản phẩm đi cùng, gồm: zircon, magnetit, monazit, tatalit, columbit, …

– Các chủng loại nguyên liệu khoáng nhận được sau khi chế biến sâu, gồm: Xỉ titan (slag), dioxit titan (pigment), titan bọt (sponge), titan kim loại, bột zircon, zirconi, đất hiếm, kim loại hiếm, …

– Các chủng loại nguyên liệu khoáng cuối cùng của quặng titan, gồm: hợp kim titan, thuốc nhuộm, sơn, giấy, men sứ, bột màu, kem đánh răng, nhựa, que hàn, gang, thép, v.v.

Bảng 2:  Sản lượng chế biến titan của một số nước trên thế giới

Quốc gia Sản lượng sponge (tấn) Công suất năm 2015 (tấn)
2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sponge Pigment
Australia 260.000
Belgium 85.000
Canada 105.000
China 53.000 60.000 80.000 105.000 110.000 80.000 140.000 3.000.000
Finland 130.000
France 125.000
Germany 456.000
Italy 80.000
Japan 30.000 40.000 40.000 42.000 25.000 30.000 64.500 310.000
Kazakhstan 15.000 20.700 25.000 12.000 9.000 9.000 26.000 1.000
Mexico 130.000
Russia 27.000 25.800 44.000 44.000 42.000 42.000 46.500 20.000
Spain 80.000
Ukraina 6.500 9.000 10.000 6.300 7.200 9.000 12.000 120.000
United Kingdom 300.000
United States   24.500 1.090.000
Các nước khác 500 500 500 887.000
Tổng cộng 132.000 156.000 200.000 209.000 194.000 171.000 316.000 7.200.000

Nguồn:U.S. Geological Survey

  • Nhu cầu sử dụngTitan

Titan là kim loại nhẹ, cứng nhất trong hầu như các kim loại, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt nên sử dụng trong nhiều nghành khác nhau.

Nhu cầu sử dụng quặng titan Nhu cầu sử dụng pigment

 

  • Giá Titan

Giá quặng titan và các sản phẩm từ quặng titan trên thế giới: trong lịch sử, giá quặng titan và các sản phẩm từ quặng titan đã có xu thế tăng và đạt đỉnh điểm năm 2012. Tuy vậy, kể từ năm 2012 trở đi, các doanh nghiệp sản xuất titan nói chung phải đối mặt với tình trạng giá titan giảm đáng kể. Số lượng tiêu thụ lẫn giá cả sản phẩm đều xuống rất thấp. Tại thời điểm cuối năm 2012, giá titan giảm hơn 60% so với đầu năm và kéo dài cho đến đầu năm 2016.

Tại Việt Nam, trong năm 2013 mặc dù thị trường toàn cầu có nhiều tín hiệu xấu nhưng sản lượng Titan Việt Nam năm 2013 ước đạt 0,85 triệu tấn bằng 80% 2013.  Xuất khẩu tính đến tháng 11 đạt trên 0,6 triệu tấn giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mức hàng tồn kho cao năm 2012 tạo ra sức ép xuất khẩu trong năm 2013 trong khi từ đầu 2013 sau khi chính phủ tiếp tục cho xuất khẩu quặng tinh Ilmenite theo quota, mức thuế xuất khẩu đã tăng từ 30 % lên đến 40% và giá thì giảm liên tục.

Theo đánh giá của Công ty tư vấn khoáng sản quốc tế S.O.N (SonMinerals), từ đầu quý 4 năm 2013, thị trường Titan Việt Nam đã ảnh hưởng thực sự bởi tình hình chung của thị trường thế giới và đặc biệt bởi nhu cầu giảm mạnh tại thị trường Trung Quốc.  Nhưng ít ai ngờ rằng mức giá có thể xuống ở mức hiện tại.

Tại thị trường khu vực sản phẩm Ilmenite sulphat tiêu chuẩn giao dịch với mức giá 140 USD/tấn đến 180 USD/tấn FOB (chưa bao gồm thuế xuất khẩu) giảm trung bình 40 % so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, các sản phẩm xỉ Titan (xỉ cao và xỉ thấp) cũng như Rutile cũng có mức giảm tương tự. Với giá bán hiện tại cộng với mức thuế xuất khẩu 40% cho Ilmenite và Rutile  các hộ sản xuất nguyên liệu Titan tại Việt Nam đang đối mặt với cấu trúc giá  rất yếu và nguy cơ thua lỗ là rất gần.

Cũng theo nhận định SonMinerals,  từ đầu 2013 thị trường Titan toàn cầu đã trải qua rất nhiều biến động tiêu cực, liên tục xuất hiện những tin xấu và mức giảm giá là đáng báo động so với mức giá năm 2012.

Bên cạnh đó, kinh tế bất ổn ở Châu Âu, sự đóng băng của thị trường bất động sản tại các nền kinh tế lớn và bong bóng tài chính Trung Quốc là những nhân tố quan trọng đẩy nhu cầu nguyên liệu Titancủa thế giới trở về mức của những năm 2010. Kết quả là một loạt các tuyên bố cắt giảm sản lượng và hạ giá ở quy mô toàn cầu.

Lượng nguyên liệu Titan tồn kho toàn cầu do sản lượng tăng vọt giai đoạn 2011-2012 vẫn đang nằm trong giai đoạn được xử lý và những tín hiệu chập chạp của quá trình này không làm cho các nhà sản xuất Titan lớn nhất của thế giới hy vọng vào việc sản phẩm nguyên liệu Titan của họ sẽ có thể tăng giá trở lại vào quý II/2014.

Xu hướng giảm giá chung trên toàn cầu cộng với mức tiêu thụ chậm của thị trường Trung Quốc, đã đưa các nhà sản xuất Titan Việt Nam và tình trạng khốn đốn. Các khảo sát của SonMinerals gần đây nhất cho biết, trong năm 2012 khi giá các sản phẩm xỉ Titan lên cao đỉnh điểm trong lịch sử ngành, nhiều dự án mở rộng công suất và xây dựng nhà máy sản xuất xỉ Titan mới đã được nhanh chóng khởi động.

Các dự án này hiện nay hầu hết đều tạm dừng lại vô thời hạn khi giá xỉ Titan đang đi xuống ở tốc độ chóng mặt. Tính từ đầu 2013 giá xỉ Titan giảm trung bình 800 USD/tấn. Mức giá FOB chưa tính thuế hiện tại cho xỉ giao động từ 700 USD/tấn đến 800 USD/tấn đang làm các nhà sản xuất chỉ muốn duy trì sản lượng để không đóng cửa nhà máy.

Bảng 3: Giá một số sản phẩm từ quặng titan

Sản phẩm Đơn vị tính Giá sản phẩm
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Ilmenit (≥54% TiO2) USD/tấn 195 300 265 155 110 105 100-110
Rutin (≥95% TiO2) USD/tấn 1.350 2.200 1.250 950 840 725 750-800
Slag (80-95% TiO2) USD/tấn 463-489 694-839 538-777 720-762 742-755 661-697 659-702
Titanium dioxide (TiO2) pigment USD/kg 10,38 10,30 11,78 11,57 11,20 9,93 8,05

Hình 3: Biểu đồ diễn biến giá Titan từ năm 2010 đến năm 2017

Năm 2017 giá titan thế giới đang phục hồi mạnh, tại thời điểm ngày 27/3, giá Ferro-titanium 30% tại Trung Quốc đã tăng 7% so với đầu năm và tăng 23% so với cách đây 1 năm. Đến ngày 30/5/2017 giá Ferro-titanium là 3,77 USD/kg. Tương tự, các sản phẩm khác như xỉ, quặng titan cũng hồi phục đáng kể trong thời gian gần đây.

Dự báo nhu cầu sử dụng Titan trên thế giới dự báo sẽ ngày càng tăng cao trong những năm tới. Trong khi đó, những khu mỏ đang ngày dần cạn kiệt trong khi những nhà sản xuất chính trên thế giới vẫn chưa đầu tư đủ cơ sở hạ tầng công nghệ để đáp ứng kịp nhu cầu đang gia tăng, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Titan thô trên thế giới. Giá xỉ Titan dự kiến sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng cao trong những năm tới do sự thiếu hụt nguồn cung nguyên liệu Titan.

  1. Hiện trạng khai thác, chế biến, sử dụng quặng titan ở Việt Nam

2.1. Hiện trạng khai thác, chế biến

Hoạt động khai thác chế biến titan ở nước ta bắt đầu từ năm 1990 và có sự gia tăng không ngừng về sản lượng. Vào những năm đầu của thập kỷ 90 (thế kỷ XX), sản lượng khai thác, chế biến tinh quặng titan, zircon chỉ đạt vài nghìn tấn/năm; từ năm 1998 đạt khoảng 115 nghìn tấn, năm 1999 đạt 148 nghìn tấn; từ năm 2000 đến 2002 khoảng 175 – 257 nghìn tấn/năm; năm 2003 đạt 532 nghìn tấn; đến 2004 đạt 463 nghìn tấn; năm 2007 khoảng 466 nghìn tấn; đến năm 2010 sản lượng khai thác khoảng 585 nghìn tấn. Các địa phương khai thác chế biến titan, zircon nhiều nhất trong những năm gần đây là Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Bình Định, Phú Yên và Bình Thuận.

Nước ta luôn được coi là quốc gia có nguồn tài nguyên titan lớn, tuy nhiên số lượng khai thác từ trước tới nay đã hàng chục triệu tấn, nhiều mỏ, điểm mỏ đã khai thác hết nhưng chưa làm thủ tục đóng cửa mỏ. Các khu vực giầu quặng về cơ bản đã khai thác chỉ còn những khu vực chồng lấn, khó khai thác và không hiệu quả kinh tế. Tài nguyên còn lại hầu hết là tài nguyên dự tính cấp 333 và tài nguyên 334a với hàm lượng và chất lượng quặng thấp. Phần titan trong tầng cát đỏ mới được đánh giá là có tiềm năng rất lớn xong chưa làm rõ đặc tính công nghệ trong khai thác, chế biến. Mặt khác hàm lượng và chất lượng nhìn chung thấp, điều kiện khai thác, tuyển tinh quặng rất khó khăn do đặc điểm của quặng và tính cố kết của trầm tích chứa quặng, nguồn nước trong khai thác và tuyển quạng khan hiếm, chưa thể hiện được tính kinh tế của việc khai thác nguồn tài nguyên này.

Diện phân bố titan của nước ta xen kẽ với dân cư và các khu vực cấm và tạm cấm hoạt động khoáng sản rất khó có thể khai thác quy mô công nghiệp.

Công nghệ khai thác và tuyển khoáng về cơ bản ở nước ta đều tương tự nhau, đó là công nghệ khai thác bằng sức nước kết hợp với máy xúc, máy gạt, tuyển bằng phân ly côn, tuyển vít đứng và tuyển từ. Theo đó, trong nhiều năm qua, chúng ta chỉ chế biến các loại tinh quặng ilmenit (hàm lượng 50-52% TiO2), rutil (82-93% TiO2); phần lớn được bán ra thị trường nguyên liệu khoáng trên thế giới, chủ yếu xuất khẩu thô sang Trung Quốc; chỉ một phần nhỏ được sử dụng trong nước cho các ngành chế tạo sơn, que hàn và một số thiết bị quốc phòng. Trước tình hình đó, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định cấm xuất thô titan, buộc các doanh nghiệp có giấy phép khai thác chế biến phải đầu tư công nghệ hiện đại chế biến sâu quặng titan.

Theo Hiệp Hội titan Việt Nam, đã có 13 dự án triển khai xây dựng các nhà máy chế biến sâu titan. Tiên phong là Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đang xúc tiến liên doanh đầu tư nhà máy chế biến sâu titan có công suất 30.000 tấn/năm với giá trị đầu tư hơn 140 triệu USD. Một số nhà máy luyện xỉ titan khác cũng đang được triển khai tại các tỉnh Thái Nguyên, Phú Yên, Thừa Thiên Huế, Bình Định…

Theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bình Định, toàn tỉnh có khoảng 30 đơn vị có giấy phép khai thác, chế biến titan với sản lượng đăng ký là 620.000 tấn/năm. Từ 2008 Bình Định đã có 6 đơn vị đăng ký chế biến sâu titan với số vốn đầu tư  934 tỉ đồng, tổng công suất 179.000 tấn xỉ titan/năm. Nhưng đến nay, mới chỉ có 3 đơn vị chế biến sâu titan là: Công ty Khoáng sản Ban Mai (hoàn nguyên ilmenite), Công ty Khoáng sản Bình Định (xỉ titan), Công ty Khoáng sản Sài Gòn – Quy Nhơn (xỉ titan). Sở dĩ các nhà đầu tư còn ngại đầu tư vào chế biến sâu là vì vốn đầu tư quá cao, giá thị trường đang mất giá và không ổn định. Mặc dù vậy, xu hướng đầu tư công nghệ chế biến sâu các sản phẩm từ quặng titan là hướng đầu tư đúng, mang lại hiệu quả kinh tế, tránh thất thoát tài nguyên.

Theo Hiệp hội Titan Việt Nam, từ 2009 việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu gặp nhiều khó khăn. Từ 2012 đã dừng việc xuất khẩu quặng thô, do đó lượng titan tồn kho tăng từ 300.000 tấn năm 2013 lên gần 500.000 tấn năm 2014. Giá xuất khẩu quặng titan giảm, khiến các đơn vị không có lãi, thậm chí thua lỗ. Nhiều đơn vị hoạt động cầm chừng để bảo vệ máy móc, thiết bị, tỉ lệ này chiếm đến 90% trong tổng số 70 nhà máy khai thác, chế biến titan lớn nhỏ (tổng công suất gần 1 triệu tấn/năm). Hoạt động của 14 đơn vị thành viên mạnh nhất chỉ đạt 38,7% vào năm 2013; 16,2% công suất cho phép theo giấy phép khai thác mỏ vào năm 2014. Các nhà máy khai thác titan hiện nằm rải rác ở các địa phương tập trung trữ lượng titan lớn như Bình Thuận, Bình Định, Thái Nguyên, Huế, Quảng Nam, Quảng Trị… Việc nhà máy titan dừng hoạt động kéo theo khoảng 70% lao động ngành khai thác, chế biến titan bị mất việc.

2.2. Giá quặng titan và các sản phẩm từ quặng titan ở Việt Nam

Theo báo cáo của Hiệp hội Titan Việt Nam, 99% quặng titan khai thác của Việt Nam được xuất khẩu. Tương ứng với đó là hàng loạt doanh nghiệp chính quy và không chính quy đầu tư khai thác titan ra đời. Bắt đầu hoạt động mạnh từ năm 1990, đến nay Hiệp hội Titan Việt Nam có 25 doanh nghiệp thành viên với tổng công suất khai thác, chế biến đạt 416.000 tấn quặng titan/năm. Số doanh nghiệp, cá nhân ngoài hiệp hội cũng khai thác đạt gần 200.000 tấn/năm.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu titan Việt Nam đạt 170 triệu USD; với giá tinh quặng titan (50 – 52% TiO2) của Việt Nam mới chỉ được 50 USD/tấn.

Năm 2010, tại Bình Thuận, trong số 22 doanh nghiệp hoạt động khai thác chỉ có 8 doanh nghiệp có hệ thống tuyển tinh hoàn thiện, còn các đơn vị khác chỉ có tuyển thô hoặc khâu tuyển tinh chỉ có tuyển từ trung (tách ilmenit ra khỏi các khoáng vật nặng khác, không có tuyển từ mạnh, tuyển điện để tách riêng rẽ từng sản phẩm: zircon, rutil, monazit). Hầu hết các doanh nghiệp chỉ được cấp phép khai thác tận thu với giấy phép 1-4 năm không có dây chuyền tuyển tinh, không có hệ thống nghiền mịn zircon và tất nhiên là không có chế biến sâu quặng titan.

Chính vì vậy, mà hệ quả là trong nhiều năm qua giá bán zircon chỉ bằng 50% giá thế giới. Giá zircon nhập về 1.100USD nhưng bán đi chỉ được ~500 USD/tấn.

Theo xu hướng giá cả titan trên thị trường thế giới cho thấy giá ilmenit và rutil giảm mạnh, dao động từ 40-60%; giá các sản phẩm chế biến sâu dao động trong khoảng 4-15%.

Vì vậy, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sâu quặng titan song song với quy hoạch khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản titan ở nước ta là rất cần thiết và cấp bách. Nó vừa gia tăng đáng kể giá trị, vừa bảo vệ tài nguyên, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế và công nghiệp khai khoáng ở nước ta.

Đứng trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã trình và được Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030”. Trong quy hoạch thể hiện rõ quan điểm phát triển ngành, nhằm đến mục tiêu:

– Đến năm 2020: sẽ hình thành thành ngành công nghiệp titan với các sản phẩm chế biến sâu quặng titan đến pigment và titan xốp; đảm bảo nhu cầu trong nước về pigment; xuất khẩu các sản phẩm xỉ titan, titan xốp, muối zircon oxychloride.

– Đến năm 2030: phát triển ngành công nghiệp titan ổn định và bền vững với Trung tâm khai thác, chế biến quặng titan quy mô lớn, công nghệ tiên tiến tại Bình Thuận; tập trung và ưu tiên phát triển các sản phẩm pigment, titan xốp, titan kim loại và titan hợp kim phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Theo Quy hoạch này, nhu cầu titan dùng cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu được dự báo như sau:

Bảng 4. Dự báo nhu cầu titan ở Việt Nam theo giai đoạn

Đơn vị tính: 1.000 tấn

TT Tên sản phẩm Nhu cầu trong nước Nhu cầu xuất khẩu
Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030
1 Tinh quặng ilmenit 1.882 2.081 2.103
2 Xỉ titan 120 312 390 825 677 611
3 Rutin nhân tạo 20 30 60 40 90 60
4 Ilmenit hoàn nguyên 20 30 60 40 30 0
5 Zircon mịn và siêu mịn 20 30 40 132 164 168
6 Pigment TiO2 90 150 200 90 100
7 Titan xốp/kim loại 20 20
8 Ferro titan 20 30

(Nguồn: Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến 2020, có xét tới năm 2030).

  1. Triển vọng phát triển công nghiệp khai thác titan ở Việt Nam

Theo dự tính, tổng trữ lượng và tài nguyên titan-zircon là 664 triệu tấn quặng tinh. Sa khoáng titan chủ yếu phát hiện dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó chiếm đến 83% là ở những vùng có tầng cát đỏ của Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây là một con số khá lớn nếu so với tổng trữ lượng titan đã xác định của toàn thế giới là 1.400 triệu tấn. Điều này mang lại triển vọng Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có ngành công nghiệp khai khoáng titan phát triển.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ titan trên thế giới tăng mạnh nên việc khai thác sa khoáng titan ở Việt Nam trở nên vô cùng sôi động. Tại các tỉnh miền Trung, đã có trên 40 đơn vị tổ chức khai thác ở 38 khu mỏ, 18 xưởng tuyển tinh quặng ra đời với hơn 2 triệu tấn quặng được khai thác. Đánh giá về sự phát triển lâu dài của việc khai thác, chế biến và xuất khẩu titan ở Việt Nam, các chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, tài nguyên quặng sa khoáng titan ở Việt Nam rất lớn, đảm bảo đủ cơ sở để xây dựng các khu công nghiệp khai thác, chế biến hiện đại, phát triển ổn định lâu dài. Theo phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 – 2015, định hướng đến năm 2025, các vùng thuộc khu vực hoạt động khoáng sản titan gồm Thái Nguyên, vùng Thanh Hóa – Hà Tĩnh, vùng Quảng Trị- Thừa Thiên Huế, vùng Bình Định- Phú Yên, và vùng Bình Thuận- Bà Rịa – Vũng Tàu. Đặc biệt, trong giai đoạn 2016-2020, sẽ hình thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với các sản phẩm chính là xỉ titan, gigment, titan xốp, titan kim loại. Đồng thời sẽ xây dựng phát triển tỉnh Bình Thuận trở thành trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với quy mô lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu. Để phục vụ việc phát triển khai thác titan trong thời gian tới,  Bộ TN&MT đã đề xuất với Chính phủ quy hoạch thăm dò khai thác quặng sa khoáng titan trong tầng cát đỏ tại khu vực Lương Sơn, tỉnh Bình Thuận với diện tích 150 km2. Đây được coi là những động thái nhằm phát triển ngành công nghiệp titan một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về tình hình khai thác, sử dụng và giá cả của Titan và các sản phẩm của Titan trên thế giới và ở Việt Nam. Qua đó ta thấy các nước có sản lượng khai thác Titan lớn nhất bao gồm Australia, Cộng hoà Nam Phi, Trung Quốc, Canada, Việt Nam.

Giá cả Titan biến động qua các thời kỳ, nhìn chung trong lịch sử thì giá của Titan hầu như là tăng và đỉnh điểm của nó là năm 2012, bắt đầu từ năm 2012 giá Titan và các sản phẩm Titan bắt đầu giảm, thời điểm cuối năm 2012 giá Titan giảm 60% so với đầu năm. Đầu năm 2017 giá của Titan và các sản phẩm Titan bắt đầu có chiều hướng tăng.

Ở Việt Nam Titan được khai thác chủ yếu là sa khoáng ở các ven biển từ Thanh Hóa đến Vũng Tàu, các khu vực giầu quặng về cơ bản đã khai thác chỉ còn những khu vực chồng lấn, khó khai thác và không hiệu quả kinh tế. Tài nguyên còn lại hầu hết là tài nguyên dự tính cấp 333 và tài nguyên 334a với hàm lượng và chất lượng quặng thấp. Phần titan trong tầng cát đỏ mới được đánh giá là có tiềm năng rất lớn, tuy nhiên chưa làm rõ đặc tính công nghệ khai thác, nên chưa được đầu tư khai thác nhiều, mặt khác khu vực Titan tầng cát đỏ phần lớn nằm trong khu vực có địa danh du lịch, nên việc khai thác cần phải hợp lý để không làm ảnh hưởng đến du lịch.

Tài liệu tham khảo

 

Bài trướcBản tin kinh tế-nguyên liệu khoáng Quý II
Bài tiếp theoBản tin kinh tế địa chất – nguyên liệu khoáng Quý IV