HỘI THẢO QUỐC TẾ KIM LOẠI NẶNG, DIOXIN VÀ CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY (POPs)- TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỎ VETIVER TRONG PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

10

HỘI THẢO QUỐC TẾ

KIM LOẠI NẶNG, DIOXIN VÀ CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÓ PHÂN HỦY (POPs)- TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỎ VETIVER TRONG PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

Thời gian: Thứ Ba, ngày 25/10/2016

Địa điểm: Hội trường tầng 9, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản, số 67 đường Chiến Thắng, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội.

Mục đích của Hội thảo:

1. Chia sẻ, thảo luận, cập nhật thông tin về tình hình ô nhiễm kim loại nặng, dioxin và các chất hữu cơ khó phân hủy, tác động của chúng và khả năng ứng dụng cỏ vetiver trong việc khắc phục và xử lý ô nhiễm môi trường; Khó khăn, thách thức trong việc áp dụng, triển khai công nghệ này trên thực tế;

2. Củng cố việc trao đổi học thuật trong mạng lưới cựu sinh viên CHLB Đức và những chuyên gia tại Việt Nam làm việc trong lĩnh vực khoa học môi trường, địa chất và ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý ô nhiễm môi trường.

3. Tìm kiếm các cơ hội hợp tác giữa các cựu sinh viên DAAD, nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học nước ngoài.

Đối tượng tham gia Hội thảo:

1.      Các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu Môi trường, Địa chất và ứng dụng Công nghệ Sinh học….

2.      Cựu sinh viên học bổng DAAD

3.      Cựu sinh viên học tại CHLB Đức

4.      Các khách mời từ DAAD, lãnh đạo của Cục, Vụ và Viện và các trường Đại học.

Ban tổ chức:

  1. PGS. TS. Trần Tân Văn, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
  2. TS. Ngô Thị Thúy Hường, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản
  3. TS. Paul Truong, Giám đốc kỹ thuật Mạng lưới Vetiver Quốc tế khu vực Châu Á, Thái Bình Dương
  4. Phòng KHCN-HTQT, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

Yêu cầu đăng ký tham dự:

HỘI THẢO QUỐC TẾ

Kim loại nặng, Dioxin và các chất hữu cơ khó phân hủy (POPS):

Tác động của chúng và khả năng ứng dụng cỏ vetiver

trong phục hồi môi trường”

Hà Nội, ngày 25 – 26, tháng 10 năm 2016

Bài trướcHội thảo hợp tác xây dựng dự án về phát triển bền vững lưu vực sông Hồng
Bài tiếp theoHội thảo quốc tế ” Phân tích thực hành hệ thống dữ liệu của bơm nhiệt điện”